Chiến thắng kinh Bùi làm nức lòng quân dân Đồng Tháp Mười và toàn miền Đông Nam Bộ

10/05/2023 03:35:58PM
Màu chữ Cỡ chữ
Qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược, Tân Thạnh – nơi đây từng là căn cứ địa cách mạng của Xứ Ủy Nam Kỳ, của Trung ương Cục, của Khu 8, của Sài Gòn - Gia định và một số địa phương bạn.

Dọc theo kênh Dương Văn Dương và các xã Tân Hòa, Nhơn Ninh, Tân Ninh, Nhơn Hòa Lập là nơi đóng quân của Bộ Tư lệnh Khu 8, các công trình của khu, của tỉnh, như: Đài phát thanh Nam Bộ, trường học, trường Huấn luyện cán bộ cùng với các cơ quan dân chính Đảng khác. Đồng chí Lê Duẩn đã từng sống và làm việc tại nhà ông Hai Độc Lập (tức ông Nguyễn Văn Siêu) và nhà má Tám (tức Nguyễn Thị Thay) để lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ. Chính sự có mặt của các cơ quan đầu não kháng chiến và sự ảnh hưởng tinh thần cách mạng của cán bộ, bộ đội đã góp phần mang lại ánh sáng cách mạng cho quê hương Tân Thạnh.

 

Ngôi nhà đồng chí Lê Duẩn đã từng sống và làm việc (được phục dựng lại tại khu căn cứ Xứ ủy…)

Trong cách mạng, vùng 6 và vùng 4 của tỉnh Kiến Tường cũ (tức huyện Tân Thạnh ngày nay) là nơi những cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng có vũ trang hỗ trợ và phong trào diệt ác phá kềm, giữ vững cơ sở cách mạng cùng các cơ quan dân chính Đảng khác diễn ra sớm nhất. Nhân dân Tân Thạnh đã tự hào góp phần xứng đáng của mình trong việc đánh bại những thủ đoạn “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, bảo vệ căn cứ kháng chiến và hành lang chiến lược ở Đồng Tháp Mười. Tân Thạnh cũng là quê hương của “bộ đội Trâm Bầu” vang bóng một thời. Lực lượng vũ trang nhiều nơi đã “lột sát” đến hai, ba lần, như xã Nhơn Hòa Lập, huyện Tân Thạnh. Hai xã anh hùng Tân Hòa và Hậu Thạnh là những bông hoa tiêu biểu cho phong trào chiến tranh nhân dân ở đây, tiêu biểu nhất là những anh hùng lực lượng vũ trang, nhiều gia đình có tới 4 con, 5 con là liệt sĩ.

Trong 2 cuộc kháng chiến này, Đảng bộ và nhân dân Tân Thạnh luôn phát huy truyền thống cách mạng, bám trụ đánh giặc giữ nước, có nhiều đóng góp cho lịch sử truyền thống hào hùng của dân tộc, trong nhiều trận đánh địch, với Chiến thắng kinh Bùi làm nức lòng quân dân Đồng Tháp Mười và toàn miền Đông Nam Bộ. Sưu tầm về lịch sử trận đánh Pháp ở Kinh Bùi để thấy nét hào hùng lịch sử cách mạng thế hệ ông cha ta.

Vào giữa tháng 5/1953 để đối phó với tình thế nguy ngập ở chiến trưởng và phong trào phản đối chiến tranh xâm lược của chính quốc, Pháp tăng cường xây dựng ngụy quân. Ở Mỹ Tho (Mỹ Tân Gò) địch tổ chức 3 tiêu đoàn tinh binh và các đại đội Com-măng-đô, rút tiểu đoàn BVN và 2 tiểu đoàn Âu Phi đưa ra chiến trường chính. Ngày 24/6/1953, được tin báo địch càng quét vào vùng căn cứ (6 xã của vùng 4), chia làm nhiều cánh quân tiến đánh Đồng Tháp Mười, Ban chỉ huy tiểu đoàn 309 hạ quyết tâm tiêu diệt tiểu đoàn BVN từ kinh 12 đang tiến qua ấp Trung, ấp Tây xã Tân Hòa xuyên qua Nhơn Ninh đến Bằng Lăng; tiểu đoàn 309 điều một đại đội và một trung đội từ kinh Dương Văn Dương, kinh Giữa sang kinh Bằng Lăng và kinh Bích; sử dụng một trung đội địa phương Cai Lậy, một trung đội du kích xả Tân Ninh tại kinh Tè phối hợp tác chiến với du kích xã Tân Hòa, Nhơn Ninh, đánh ngăn chặn và làm tiêu hao địch.

Toàn trận địa nổ súng mãnh liệt, các đơn vị bộ đội của ta chia làm nhiều mũi xung phong đánh vào sườn địch, Trung đội địa phương Cai Lậy đánh phía sau đội hình, Trung đội du kích xã Tân Ninh đánh thẳng vào ngả tư Năm Ngàn, sau hơn 40 phút chiến đấu ta đã diệt gằn 2 đại đội, đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn BVN, bắt sống chỉ huy tiểu đoàn và nhiều lính, thu nhiều vũ khí, cùng với các xã tiêu diệt nhiều mục tiêu địch trên đường tiến đánh, tiểu đoàn BVN coi như xóa sổ. Chiến thắng kinh Bùi làm nức lòng quân dân Đồng Tháp Mười và toàn miền Đông Nam Bộ.

Trúc Nguyễn
start portlet menu bar

Hình ảnh hoạt động;hinhanhhoatdong

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Liên kết website;lienketwebsite

Display portlet menu
end portlet menu bar
Liên kết website