Chúng tôi đầy tự hào với những truyền thống “bất khuất” của phụ nữ Việt Nam!

04/03/2022 03:41:57PM
Màu chữ Cỡ chữ
Cứ mỗi năm đến dịp tháng 3 hàng năm – tháng giành riêng những tình cảm yêu thương, ấm áp cho phụ nữ nói chung và phụ nữ Việt Nam. Chúng tôi đầy tự hào với những truyền thống quý báu của các mẹ, các dì, các chị - những người phụ nữ đã cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước.

Thế nhưng lượm lặc những thông tin từ những “gốc khuất” của cuộc sống, các thế lực thù địch “nhào, nặng” lại,… thành những nội dung thông tin boi nhọa, xuyên tạc hình ảnh, sự cống hiến của cả thế hệ phụ nữ Việt Nam.

Tháng 3 năm nay cũng thế, lợi dụng mạng xã hội đăng hình ảnh được lấy từ người mẫu ảnh quảng cáo và cho rằng đó là hình ảnh Natasha Perokova (Наташа Перокова) nữ phi công Ucraina hy sinh trên chiến trường để xuyên tạc, boi nhọa hình ảnh “bất khuất” của phụ nữ Việt Nam. 

 

Khẳng định rằng gương anh dũng hy sinh của phụ nữ Việt Nam là người thật, việc thật, gương thật không thể đem so sánh với những “hy sinh ảo” bằng “ảnh mẫu”. Những giá trị truyền thống “bất khuất” của người phụ nữ Việt Nam là truyền thống quý báu của dộc Việt Nam, nằm trong trái tim mọi người dân Việt Nam, người dân Việt Nam luôn mang ơn, trân trọng những đóng góp của phụ nữ Việt Nam trong thời chiến và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội..

Những nơi chiến trường đổ lửa trong chiều dài lịch sử, nơi ấy có hình ảnh của biết bao thế hệ phụ nữ hy sinh. Lần tìm về kho tàng lịch sử dân tộc để chúng ta nuôi dưỡng, tô thắm truyền thống “bất khuất” - giá trị cống hiến tuổi  thanh xuân của phụ nữ Việt Nam được in trên trang lịch sử dân tộc, đó là: 

Nói về các bức ảnh của các nữ chiến sĩ cộng sản thời chiến. 
Hình ảnh đặc trưng của người nữ du kích với mái tóc dài tết. Khuôn mặt của người nữ chiến sĩ toát lên một sự quả cảm và kiên định. Trong những năm tháng gian nguy của đất nước, hàng vạn cô gái đã tình nguyện lên đường bảo vệ non sông

Hai nữ chiến sĩ phòng không tại Hậu Lộc, Thanh Hóa đang điều khiển súng phòng không để bắn máy bay. Những cố gái tưởng như "chân yếu tay mềm" đã góp một phần lớn công lao to lớn bảo vệ vùng trời của Tổ quốc.

Nữ thanh niên xung phong Nguyễn Thị Cần, người Nghệ An. Cô là chiến sĩ thi đua cấp tỉnh năm 1967. Thời đó, các nữ thanh niên xung phong gánh vác những nhiệm vụ như vận chuyển lương thực, đạn dược ra tiền tuyến, cứu trợ thương binh và lấp hố bom mở đường.

Chiến trường gian khổ đã rèn luyện bản lĩnh cho những người con gái Việt Nam. Họ mang tới 40kg lương thực, đạn dược trên lưng và không ít lần trực tiếp tham gia những trận đánh khốc liệt.

Bức ảnh chụp "O du kích nhỏ" Nguyễn Thị Kim Lai áp giải một phi công Mỹ bị bắt vào năm 1965. Hình ảnh một nữ dân quân nhỏ bé áp giải viên phi công cao lớn đã trở thành biểu tượng hào hùng của cuộc kháng chiến chống Mỹ, giữa một dân tộc nhỏ bé với kẻ thù hơn gấp nhiều lần.

Sự kiên cường toát lên trong ánh mắt của người nữ chiến sĩ trong bức ảnh. Thời đó, những cô gái xung phong ra chiến trường với khát khao bảo vệ cuộc sống hòa bình của quê hương, thành quả mà ngày nay mỗi chúng ta đang được thừa hưởng.

Người nữ giải phóng quân nở một nụ cười tươi rói trong đợt tiến công cuối cùng vào giải phóng Sài Gòn. Công cuộc thống nhất đất nước có sự đóng góp không nhỏ của những người phụ nữ cầm súng, mà trong số họ có nhiều người đã nằm lại chiến trường.

Bức hình toát lên vẻ đẹp mộc mạc và hồn nhiên của những nữ chiến sĩ Việt Nam. Khi tuổi đời còn rất trẻ, họ đã cống hiến thật nhiều cho đất nước.

Tấm ảnh chụp năm 1969 của nữ Anh hùng Quân đội nhân dân Việt Nam - La Thị Tám. Cô đã đếm và cắm tiêu 1.205 quả bom do địch trút xuống để lực lượng công binh của ta đến phá bom, đảm bảo thông suốt cho tuyến đường tiếp viện vào Nam. Cô được phong anh hùng khi mới 20 tuổi.

Nữ chiến sĩ cộng sản Việt Nam đầu tiên
 

Nguyễn Thị Minh Khai là một nữ chiến sĩ cộng sản tiền bối trên quê hương Xô viết, người đã làm rạng danh truyền thống cách mạng của phụ nữ Việt Nam. Cô sinh năm 1910 tại Vinh (Nghệ An), năm 1927 gia nhập Tân Việt cách mạng Đảng.
Năm 1929 thoát ly gia đình đi hoạt động cách mạng ở Trung Hoa. Năm 1935 vào học trường Đại học Phương Đông tại Liên Xô cũ, cùng với Lê Hồng Phong là đại biểu chính thức của Đảng Cộng sản Đông Dương tham dự Đại hội VII Quốc tế cộng sản. Năm 1937, cô về nước hoạt động. Sau khi Khởi nghĩa Nam kỳ thất bại, cô bị giặc Pháp bắt năm 1940 và bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị xử bắn tại Ngã ba Giồng, Hóc Môn năm 1941.

3. Nữ anh hùng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam
 

Bác Hồ và các Anh hùng Chiến sĩ Thi đua tại Việt Bắc năm 1952
(Anh hùng Nguyễn Thị Chiên đứng thứ 5 từ trái qua).

Nguyễn Thị Chiên sinh năm 1930 tại huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Bà là Trung tá quân đội nhân dân Việt Nam và Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp, bà đã xây dựng và chỉ huy đội nữ du kích Tán Thuật (Thái Bình). Hoạt động hiệu  quả, táo bạo dũng cảm, nổi tiếng với chiến tích “tay không bắt giặc”, bà được tặng thưởng nhiều Huân chương, Huy chương chiến công.

4. Nữ đại tá tình báo giỏi nhất

 

Đinh Thị Vân là một Đại tá Quân đội Nhân dân Việt Nam. Bà là một tình báo viên nổi tiếng trong Chiến tranh Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Với tính cách thông minh, nhanh nhẹn, kiên trung, xây dựng được mạng lưới tình báo vững chắc, bà đã cung cấp kịp thời cho Trung ương Đảng nhiều tin tức về các cuộc càn quét của Mỹ ngụy vào đầu não kháng chiến của ta ở miền Đông Nam bộ. Hệ thống tình báo của bà phục vụ đắc lực cho các kế hoạch tấn công của quân đội ta từ Tết Mậu Thân 1968 đến khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng năm 1975.

5. Nữ Anh hùng lực lượng vũ trang trẻ nhất
 

Chị Võ Thị Sáu (1933-1952) xứng đáng với danh hiệu này. Ngay từ năm 15 tuổi, chị đã hăng hái tham gia cách mạng, lập nhiều chiến công vang dội. Tháng 5/1950, bị giặc Pháp bắt, tra tấn dã man nhưng chị vẫn giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng. Năm 1952, giặc đày chị ra Côn Đảo và hành quyết. Năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang.

6. Nữ tướng duy nhất của Việt Nam ở thế kỷ XX
 


Những người từng biết đến thiếu tướng Nguyễn Thị Định, hay còn được gọi với cái tên trìu mến là “bà ba Định” đều cho rằng, bà thật xứng đáng với 8 chữ vàng mà Bác Hồ trao tặng phụ nữ Việt Nam “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Còn Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Phó Tư lệnh giải phóng miền Nam là cô Nguyễn Thị Định. Cả thế giới chỉ nước ta có vị tướng quân gái như vậy. Thật là vẻ vang cho miền Nam, cho dân tộc ta”.

7. Người sinh viên yêu nước can đảm
 

Bức ảnh “Nụ cười chiến thắng” Võ Thị Thắng.
Đây là hình ảnh của người sinh viên yêu nước, chiến sĩ biệt động Võ Thị Thắng với “Nụ cười chiến thắng” nổi tiếng tại phiên tòa của Mỹ ngụy năm 1968.

Võ Thị Thắng trước 1975 là sinh viên Sài Gòn, tham gia đấu tranh biểu tình chống chính quyền bị bắt và bị kết án 20 năm tù. Khi bị kết án Võ Thị Thắng có nói một câu được cho là rất nổi tiếng đó là “…tôi chỉ sợ chính quyền của các ông không tồn tại nổi đến khi tôi mãn hạn tù”. Khi Võ Thị Thắng bị dẫn giải về nhà lao, có nhà báo đã chụp được bức ảnh Võ Thị Thắng mỉm cười đứng giữa hai lính dẫn giải.
 Chúng tôi – những thế hệ phụ nữ hôm nay đầy tự hào với những truyền thống “bất khuất” của phụ nữ Việt Nam, không thể để bất cứ thế lực thù địch nào xuyên tạc, xúc phạm.

Trúc Nguyễn
start portlet menu bar

Hình ảnh hoạt động;hinhanhhoatdong

Display portlet menu
end portlet menu bar
start portlet menu bar

Liên kết website;lienketwebsite

Display portlet menu
end portlet menu bar
Liên kết website