Huyện Tân Thạnh đã thật sự đi vào cuộc chuyển đổi từ “tư duy sản xuất nông nghiệp” sang “tư duy kinh tế nông nghiệp”
Sau covid 19, với phương chậm định hướng của Trung ương “kinh tế nông nghiệp là bệ đỡ của nền kinh tế”, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương tiếp thu, chuyển giao định hướng của Trung ương đến từng địa bàn cơ sở; đồng thời, quán triệt, triển khai ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An - Nguyễn Văn Được yêu cầu từng địa phương thích ứng linh hoạt sau covid 19, “biến nguy cơ thành cơ hội để nông dân thoát nghèo và làm giàu”. Qua đó, cấp ủy, chính quyền địa phương chú trọng định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất bền vững, chú trọng liên kết phát triển, thay đổi từ “tư duy sản xuất nông nghiệp” sang “tư duy kinh tế nông nghiệp”
Huyện Tân Thạnh thực hiện chương trình lúa ứng dụng công nghệ cao, chú trọng xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn GAP, kết quả xây dựng, năm 2023, trên địa bàn huyện Tân Thạnh triển khai thực hiện 38 mô hình nhân rộng với tổng diện tích là 2.412,1 ha/KH 2.500 ha, đạt 96,48% kế hoạch; Duy trì Mô hình của năm 2022: thực hiện 46 mô hình với tổng diện tích 2.863,3 ha/KH 3.060,1 ha, đạt 93,57% so với kế hoạch.
Qua tổng kết các mô hình thực hiện đều được nông dân đánh giá cao về các nội dung và hiệu quả đạt được, giúp nông dân tăng lợi nhuận từ 2 đến 4 triệu đồng/ha so với phương thức sản xuất cũ. Từ thực hiện chương trình lúa UDCNC có tác động tích cực đến việc áp dụng sạ thưa, giảm được 20-60 kg/ha lượng giống gieo sạ, giảm được 20-35 Kg lượng phân đạm, kết hợp áp dụng tưới ngập khô xen kẽ, góp phần giảm phát thải khí nhà kính, là tiền đề thuận lợi để huyện tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao gắn tăng trưởng xanh trong thời gian tới.
Ảnh thu hoạch lúa tại cánh đồng lúa trong chương trình vùng lúa ứng dụng công nghệ cao
Huyện quan tâm quy hoạch chuyển đổi các diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, kết quả trong đầu năm 2023 đến nay, toàn huyện chuyển đổi được 117,9 ha/KH 295 ha diện tích đất trồng lúa sang trồng cây ăn quả (đạt 40% kế hoạch năm), lũy kế tổng diện tích cây lâu năm trên địa bàn huyện là 2.110,7 ha, trong đó diện tích trồng cây ăn quả là 2.069,7 ha và 41 ha cây lâu năm khác (mai vàng 38,5 ha, đinh lăng 2,5 ha). Diện tích một số loại cây ăn quả chuyên canh như: mít 1.369 ha, chanh 79,1 ha, sầu riêng 264,4 ha, mãng cầu 16,6 ha, dừa 85,7 ha, bưởi 15,2 ha,... Nhìn chung, diện tích chuyển trồng cây ăn quả tập trung ở các khu vực trạm bơm điện, đê bao khép kín. Một số loại cây ăn quả chuyển đổi cho thu hoạch và có hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa trên cùng diện tích như: chanh không hạt, sầu riêng, mít.
Huyện định hướng cho các HTX, tổ hợp tác và nhân dân xây dựng liên kết, hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, truy xuất nguồn gốc; tập trung phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn với bảo đảm an toàn thực phẩm để nâng cao giá trị gia tăng là giải pháp giúp nâng cao thu nhập trong từng nông hộ.
Qua thực hiện đến nay, huyện đã xây dựng được 05 mã số vùng trồng xuất khẩu với tổng diện tích được cấp mã là 57,3 ha (cụ thể, 01 mã số vùng trồng chanh không hạt, 19,3 ha, 10 hộ, xuất sang Châu Âu; và 03 mã Sầu riêng 38 ha, 18 hộ, xuất sang Trung Quốc; 01 mã vùng trồng dưa hấu diện tích 184 ha xuất sang Trung Quốc; đồng thời đang tiếp tục xây dựng 3 hồ sơ xin cấp mã số vùng trồng (01 hồ sơ mít và 02 hồ sơ sầu riêng) đã được Cục Bảo vệ thực vật tiếp nhận, đang chờ phía nhập khẩu kiểm tra hồ sơ và kiểm tra vùng trồng trực tuyến. Huyện chỉ đạo Phòng chuyên môn phối hợp Chi cục trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản tỉnh Long An kiểm tra, giám sát định kỳ các vùng trồng đã được cấp mã số và chuẩn bị được cấp mã số theo quy định.
Vùng chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây lâu năm
Ở phạm vi cấp huyện, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đã thực hiện cấp được 02 mã số vùng trồng nội địa trên cây lúa với tổng diện tích 70 ha tại xã Kiến Bình
Thực hiện chủ trương mỗi địa phương xây dựng 01 sản phẩm đặc trưng, đến nay toàn huyện thực hiện được 08 sản phẩm OCOP và qua cuộc vận động của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Long an thông qua hội thi Video Clip “giới thiệu sản phẩm OCOP địa phương” do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Long an phối hợp với VNPT Long an, hầu như các sản phẩm OCOP của huyện được đăng tại trên nền tảng mạng xã hội, giúp cho các sản phẩm đặc trưng của quê hương được tiếp thị, quảng bá rộng trên thị trường, tạo nền tảng kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân.
Ảnh giới thiệu,
quảng bá sản phẩm OCOP của địa phương trên nền tảng mạng xã hội
Tin rằng, với sự định hướng đúng đắn của Trung ương, Tỉnh ủy và kết quả bước đầu của sự chuyển đổi tư duy kinh tế, thời gian tới, công cuộc chuyển đổi từ “tư duy sản xuất nông nghiệp” sang “tư duy kinh tế nông nghiệp” sẽ tiếp tục thành công để người dân Tân Thạnh “ thoát nghèo và làm giàu” trên mảnh đất của chính mình.
Tin khác
- Tân Thạnh quyết tâm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội
- Cần Quan Tâm Tình Hình Nhiễm Mặn Trên Địa Bàn Huyện Để Thích Nghi Và Bảo Vệ Sản Xuất !
- Tân Thạnh gieo sạ vụ lúa Đông Xuân 2023-2024 đạt trên 90% kế hoạch
- Tân Thạnh được cấp 05 mã số vùng trồng
- Huyện Tân Thạnh đã thật sự đi vào cuộc chuyển đổi từ “tư duy sản xuất nông nghiệp” sang “tư duy kinh tế nông nghiệp”
- Khánh thành trụ sở Đảng ủy – Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân xã Tân Bình
- Tân Thạnh họp đánh giá tình hình Kinh tế - Xã hội 7 tháng đầu năm 2023
- Ban Thường vụ Huyện ủy Tân Thạnh làm việc với Ban Chỉ đạo nông thôn mới
- Cây sen góp phần nâng cao sinh kế cho người dân Tân Thạnh
- Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Lập thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước.