Những kết quả doanh nghiệp đạt được từ tham gia Chương trình Kết nối cung cầu tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long
Tại các kỳ HCTL nêu trên, các Chương trình, hội nghị kết nối giao thương giữa các tỉnh luôn được lồng ghép và Trung tâm Xúc tiến thương mại hỗ trợ các DN thực hiện chương trình "kết nối cung cầu" với các nhà phân phối lớn tại TP HCM vùng ĐBSCL, đã tạo hướng chuyển biến tích cực trong việc giới thiệu hàng hóa, kết nối giao thương. Chương trình đã góp phần thúc đẩy, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, nhất là giải quyết đầu ra cho các loại nông sản, hàng hóa trong tỉnh đồng thời thực hiện thành công Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".
Một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong tỉnh tìm được hệ thống phân phối, đại lý bán hàng tại nhiều tỉnh, thành phố thuộc vùng ĐBSCL như HTX nông nghiệp dịch vụ Bến Kè (Khoai mỡ, Khóm); Nông trang Hải Âu (Chanh không hạt, ổi); Hợp tác xã thanh long Long Trì (thanh long); Cơ sở Vườn Nhà Mình (các sản phẩm từ cây Chùm Ngây); Cơ sở sản xuất mắm ruốc Ba Buôi (mắm ruốc, khô gà lá chanh, khô heo); Cốm ngò huỳnh hy (cốm ngò); Công ty TNHH MTV Hòa Thành (TCMN); DNTN sản xuất TCMN Lê Thanh Sang (mỹ nghệ điêu khắc); Công ty TNHH Sáng Việt (đèn LED); Công ty CP cơ khí chế tạo máy Long An (sản phẩm máy xay xát, lau bóng lúa , gạo),…;
Tuy nhiên chương trình này cũng chưa mang lại kết quả đồng đều cho các doanh nghiệp tham gia .Đây chỉ là bước đầu gặp gỡ, giới thiệu với nhau còn kết quả về sau thì doanh nghiệp phải chủ động nắm bắt. Không phải doanh nghiệp nào cũng khai thác từ những thông tin có được từ cuộc tiếp xúc này mà chủ yếu là đợi nhà phân phối liên lạc nên kết quả không tiến triển thêm và cho rằng kết nối cung cầu chỉ là hình thức, không mang lại lợi ích về sau. Mặt khác, khi tham gia chương trình kết nối cung cầu hàng hóa, các doanh nghiệp tham gia chủ yếu là DN vừa và nhỏ; số lượng hàng hóa, bao bì, mẫu mã chưa đáp ứng được yêu cầu của hệ thống phân phối; phương thức thanh toán, giao nhận hàng hóa chưa đồng nhất. Muốn đáp ứng đúng yếu cầu của nhà phân phối phải mất nhiều khoản chi phí để xây dựng, thiết kế mẫu mã thì một số doanh nghiệp nhỏ chưa thực sự sẵn sàng thay đổi. Từ những khó khăn nêu trên đã làm cho những bản ghi nhớ đã được các doanh nghiệp ký kết nhưng không thực hiện được, hoặc thực hiện chưa hiệu quả.
Để chương trình kết nối cung cầu ngày càng hiệu quả, giải pháp được đưa ra đó là tiếp tục nắm rõ mặt hàng của doanh nghiệp hiện có, có chứng nhận chất lượng, số lượng, qui mô sản xuất để lựa chọn tổ chức cung - cầu theo từng lĩnh vực chuyên ngành. Quy mô có thể nhỏ, nhưng chuyên sâu, đúng ngành hàng doanh nghiệp cần.
Tăng cường sự liên kết với các cơ quan xúc tiến nhiều tỉnh thành, các hội ngành nghề, hiệp hội DN, các hệ thống bán buôn để mở rộng kênh phân phối cho doanh nghiệp tham gia kết nối. Đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh, làng nghề đặc trưng của địa phương cần được quảng bá rộng rãi để người tiêu dùng biết đến đặc sản của địa phương đó.
Hằng năm, Trung tâm XTTM đều có xây dựng Chương trình XTTM hỗ trợ cho các DN, HTX sản xuất, kinh doanh trong tỉnh tham gia các kỳ HCTL, kết nối cung cầu hàng hóa tại các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, hỗ trợ kinh phí từ Nguồn quỹ hỗ trợ XTTM (XTTM quốc gia và XTTM địa phương)./.
Tin khác
- Liên Minh Hợp tác xã tỉnh tổ chức Tuyên truyền vận động phát triển hợp tác xã
- Huyện Tân Thạnh vượt khó, hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2021
- Tập trung mọi nổ lực, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
- Long An đứng thứ ba xếp hạng PCI 2020
- Khởi công một số hạng mục trọng điểm của Dự án Happyland Việt Nam
- Những điều Doanh nghiệp cần biết khi tham gia hội chợ nước ngoài
- Những kết quả doanh nghiệp đạt được từ tham gia Chương trình Kết nối cung cầu tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Hơn 200 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm nông nghiệp công nghệ cao tiểu vùng Đồng Tháp Mười
- 10 tháng năm 2017: Nguồn thu từ thuế tăng 16% so cùng kỳ